Hiện nay, trần vách thạch cao ngày càng được ưa chuộng sử dụng trong thi công xây dựng trang trí nhà ở, chung cư, khách sạn và văn phòng bởi khả năng cách âm, cách nhiệt, chống ẩm, thi công nhanh gọn, chịu va đập và đặc biệt là tính thẩm mỹ cao. Để hiểu rõ hơn về thông tin cũng như các ưu điểm vượt trội của tấm trần vách thạch cao, trước tiên chúng ta cần biết tấm thạch cao là gì ? Và chúng có đặc tính như thế nào ?
TẤM THẠCH CAO LÀ GÌ ?
Tấm thạch cao là một trong những vật liệu phổ biến để làm trần thạch cao và vách thạch cao trong xây dựng và thi công nội thất.
Tấm thạch cao có bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, có độ cứng tốt và dễ dàng trang trí. Chính vì thế nó được sử dụng ngày càng nhiều trong xây dựng.
Mặt khác bề mặt tấm thạch cao láng mịn hơn hẳn chất liệu bê tông thông thường nên nó sẽ giúp ngôi nhà của bạn như khoác lên mình một chiếc áo mới với độ bền vượt trội. Hơn thế nữa, tấm thạch cao còn sở hữu đặc tính mềm dẻo vượt trội nên không xảy ra tình trạng nứt dù được sử dụng một thời gian dài. Đây cũng chính là lý do khiến nó được ưa chuộng trong ngành xây dựng.
PHÂN LOẠI TẤM THẠCH CAO
Tấm thạch cao được chia thành 3 loại chính, bao gồm: tấm tiêu chuẩn, tấm chống ẩm và tấm chống cháy.
Tấm Thạch Cao Tiêu Chuẩn
Tấm thạch cao tiêu chuẩn cung cấp các tính năng hệ thống cơ bản, ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống hoàn thiện nội thất như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, các hệ thống cửa hàng showroom.
Tấm thạch cao tiêu chuẩn có giá rẻ hơn so với các loại tấm thạch cao khác như tấm thạch cao chống cháy và chống ẩm.
Tấm Thạch Cao Chống Ẩm
Tấm thạch cao chống ẩm với những phụ gia không thấm nước và giấy chuyên dùng phù hợp với những khu vực ẩm ướt như nhà bếp.
Loại tấm này còn có thể sử dụng ở khu vực ngoài trời có mái che hoặc tại những vùng miền có thời tiết ẩm như miền Bắc.
Tấm Thạch Cao Chống Cháy
Tấm thạch cao chống cháy với lõi thạch cao được tăng cường phụ gia Micro Silica và sợi thủy tinh cùng một số loại phụ gia khác giúp tạo ra giải pháp tường chống cháy đến 240 phút.
Các tấm thạch cao chống cháy, chịu nhiệt tốt thường dùng trong các tòa nhà cao tầng (chung cư, trung tâm thương mại, v..v..)
TRẦN VÁCH THẠCH CAO TRONG XÂY DỰNG
OTI GROUP sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về trần thạch cao và vách thạch cao trong xây dựng
Trần Thạch Cao
Trần thạch cao là vật liệu đang được ưa chuộng và có xu hướng thay thế cho những chất liệu thi công truyền thống. Trần thạch cao gồm hệ khung xương với hai loại chính là trần chìm và trần thả.
- Trần chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, chúng ta không thể nhìn thấy các khung xương này. Đây là tấm trần thạch cao được thi công phổ biến nhất hiện nay nhờ tính thẩm mỹ vượt trội hơn hẳn so với những loại trần trang trí khác. Có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng mà trần thạch cao chìm có thể đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao hiện nay.
- Trần thả (hay còn được gọi là trần nổi) là loại trần được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài, thường được ứng dụng để che các chi tiết kỹ thuật như đường dây điện, ống nước,… dưới trần bê tông hoặc mái tôn, mái ngói. Khi những công trình có thiết kế để cách âm, và triệt tiêu âm thanh, không làm ảnh hưởng âm thanh giữa các trần với nhau. Ta nên thi công và sử dụng trần thả. Vừa giúp để che đi những đường dây điện, những thiết bị đèn vừa tạo nên sự đẹp mắt trong lúc trang trí nội thất.
Vách Thạch Cao
Trong kết cấu nhà hiện đại, kết cấu khung bê tông cốt thép được sử dụng làm kết cấu chịu lực chính khá phổ biến; và cách làm truyền thống vẫn đang được dùng là sử dụng tường gạch làm vách ngăn chia không gian. Tuy nhiên, với khối lượng khá lớn (tới 200kg/m2 ), tường gạch sẽ tạo ra một tải trọng tĩnh đáng kể lên kết cấu khung.
Chính vì vậy, việc tìm kiếm các loại vật liệu nhẹ hơn đã trở thành vấn đề hết sức cấp thiết bởi lẽ việc sử dụng tường truyền thống không chỉ kết cấu khung bê tông cốt thép phải được tăng cường để chắc chắn hơn, mà hệ móng của tòa nhà cũng phải lớn hơn, để có thể đỡ được toàn bộ khối lượng của kết cấu bên trên.
Vách Thạch Cao chính là sự lựa chọn tối ưu thay thế cho vật liệu vách ngăn truyền thống và vách thạch cao đang dần trở thành xu thế cho các công trình hiện đại.
TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG TRẦN VÁCH THẠCH CAO TRONG XÂY DỰNG?
Trần vách thạch cao đang dần trở thành xu hướng thay thế các loại vật liệu truyền thống. Tại sao nó lại được ưa chuộng đến thế ? Hãy cùng OTI GROUP đi tìm câu trả lời ngay sau đây.
- Ưu điểm vượt trội với khả năng chống cháy và cách nhiệt.
Các loại tấm thạch cao có khả năng chống cháy và cách nhiệt rất tốt. Nó không hấp thu độ nóng mạnh như bê-tông, gạch, kính… Do vậy các tấm thạch cao có thể ngăn cản sức nóng và giảm đi năng lượng tiêu thụ cho hệ thống máy điều hòa.
Vì có đặc tính cách nhiệt nên tấm thạch cao được sử dụng rộng rãi cho trần và tường nội thất để ngăn ngừa hỏa hoạn.
Hơn nữa, nó cũng rất thường được dùng như là phần bọc ngoài của các cấu trúc cao tầng nhằm ngăn ngừa thiệt hại trong trường hợp có cháy. Tấm thạch cao có khả năng chịu đựng được lửa trong hơn 3 giờ đồng hồ.
- Khả năng cách âm tuyệt vời
Thêm một ưu điểm nổi trội nữa của những tấm thạch cao là khả năng cách âm tuyệt vời.
Mức độ cách âm của thạch cao nếu thiết kế và lắp đặt đúng cách có thể đạt đến khả năng chống ồn lên đến 80 db, khả năng tiêu âm lên đến 70%.
Đây chính là lý do vì sao các rạp hát, nhà máy… thường chọn trần vách thạch cao cho hệ thống cách âm.
Trần vách thạch cao có thể kết hợp với các loại vật liệu khác. Thạch cao hiện nay có thể coi là vật liệu dễ kết hợp với đèn trang trí nên có thể tạo nên những không gian kiến trúc hài hòa, đáp ứng được mọi sở thích của chủ nhà và đặc biệt nó có thể che dấu các hệ thống kỹ thuật công trình như điều hòa, điện, nước, thông tin liên lạc để các công trình trở nên hoàn mỹ hơn.
Hệ thống trần “âm”, với đặc tính dễ cắt ghép, uốn cong nên có thể tạo ra được nhiều hình dáng đặc biệt như ý muốn như hình khối 3D dạng uốn lượn.
- An toàn sức khoẻ và môi trường
Không độc hại: Do thành phần cấu tạo của thạch cao không chứa hỗn hợp Ami-ăng và chất gây ung thư. Nếu xảy ra hỏa hoạn hay cháy nổ, nó sẽ không sinh ra khí độc hại như các chất liệu khác.
Dễ dàng lắp đặt: Các tấm trần vách thạch cao có thể dễ dàng lắp ráp với khung thép, khung gỗ hoặc có thể dễ dàng ghép vào tường bê-tông bằng một hợp chất keo dính (Dri-wall Adhesive). Bên cạnh đó, bạn chỉ cần thay tấm mới mỗi khi hỏng hóc chứ không cần thay đổi toàn bộ công trình.
Trọng lượng nhẹ: Trọng lượng rất nhẹ chỉ vào khoảng 6.5-9.5kg/m. Ưu điểm này khiến cho việc vận chuyển, lưu kho hay thi công trở nên dễ dàng mà không ảnh hưởng đến kết cấu.
GIẢI PHÁP THAY THẾ CÁC LOẠI VẬT LIỆU TRUYỀN THỐNG
Một thực tế là ở Việt Nam vẫn còn thiếu những quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc sử dụng trần vách thạch cao một cách thống nhất từ chất lượng yêu cầu cho từng thể loại, từng hạng mục công trình, tránh tình trạng sử dụng các loại trần vách thạch cao trôi nổi có nguồn gốc không rõ ràng trên thị trường, đánh đồng xấu tốt, gây giảm sút cho tuổi thọ của công trình. Hệ khung xương bên trong trần vách và các vật liệu phụ trợ cách nhiệt cách âm đi kèm cũng cần có những quy định cụ thể hơn.
Vì vậy cần có một lộ trình định hướng cụ thể để phát triển vật liệu thạch cao như là một trong những loại vật liệu mũi nhọn cho các giải pháp trần nhà và vách phân chia không gian bên trong tòa nhà để nó có thực sự trở thành giải pháp thay thế các loại vật liệu truyền thống.